Skip to content Skip to main navigation Skip to footer

Cấu hình sử dụng Nginx Proxy Manager với trường hợp thực tế

Cấu hình sử dụng Nginx Proxy Manager với trường hợp thực tế vô cùng đơn giản chỉ với 2 bước.

Giới thiệu

Thì ở bài hướng dẫn trước, mình đã giới thiệu đến các bạn Nginx Proxy Manager là gì, và cách Cài đặt Nginx Proxy Manager với Docker Compose trên Ubuntu 22.04 vô cùng đơn giản, nếu các bạn chưa xem qua thì có thể xem lại nhé. Và để tiếp tục với hướng dẫn về Nginx Proxy Manager, thì ở bài viết này, mình sẽ đi vào làm một trường hợp thực tế để các bạn có thể dễ hình dung và nắm rõ cách thao tác trên Nginx Proxy Manager thông qua giao diện WebUI nhé.

Ví dụ về Reverse proxy

Để dễ hình dung hơn, thì ở bài viết này mình đã có chuẩn bị sẵn 2 dịch vụ đang hoạt động ở 2 máy chủ khác nhau và không liên quan gì đến máy chủ nơi bạn cài đặt Nginx Proxy Manager , cụ thể như sau:

  • Một website chạy WordPress tên https://sitewp.tk , Port: 443. (IP: 45.252.249.189)
  • Một dịch vụ Odoo trên máy chủ có IP 45.252.249.193 , Port: 8069 (IP: 45.252.249.193)

Bây giờ tại máy chủ Nginx Proxy Manager, mình sẽ tạo 2 tên miền là demo1.azdigi.spacedemo2.azdigi.space để khi truy cập 2 tên miền này, chúng sẽ tự chuyển tiếp về 2 dịch vụ ở 2 máy chủ kia. Với cụ thể thiết lập tương ứng sẽ là:

  • Truy cập demo1.azdigi.space sẽ chuyển tiếp vào Odoo
  • Truy cập demo2.azdigi.space sẽ chuyển tiếp vào WordPress

Hướng dẫn cấu hình

Bước 1: Truy cập WebUI

  • Truy cập vào giao diện Web UI của Nginx Proxy Manager theo địa chỉ
http://<IP-Address>:81

Tại đây bạn đăng nhập với thông tin đã setup ở bài trước hoặc nếu chưa chỉnh sửa thì bạn sử dụng thông tin mặc định để đăng nhập.

Email:    admin@example.com
Password: changeme

Bước 2: Tạo Proxy Host

Sau khi đăng nhập vào Nginx Proxy Manager WebUI thành công, các bạn nhấn vào Add Proxy Host để tạo Proxy Host mới. Và ở phần đầu bài, mình đã có rõ về ví dụ thực tế mà chúng ta sẽ cấu hình, bây giờ bắt đầu vào thiết lập nhé.

  • Tạo Proxy Host với tên miền demo1.azdigi.space 

Để tạo mới Proxy Host, bạn nhấn vào Add Proxy Host

Ở phần này các bạn lưu ý các thông tin sau:

  • Domain Names * : Nhập tên miền cần cấu hình , ở đây mình điền là demo1.azdigi.space
  • Forward Hostname / IP *: Nhập IP/Hostname của dịch vụ đích cần chuyển tiếp tới.
  • Forward Port * : Điền Port của dịch vụ đích, ở đây dịch vụ đích đang dùng Odoo nên mình điền Port là 8069
  • Tick chọn vào Cache Assets & Block Common Exploits

Tiếp tục nhấn sang Tab SSL. Ở phần này các bạn lưu ý các thông tin sau:

  • SSL Certificate : Request a new SSL Certificate
  • Tick chọn vào Force SSL & HTTP/2 Support
  • Email Address for Let’s Encrypt : Nhập email nhận thông tin
  • Tick chọn I Agree to the Let’s Encrypt Terms of Service

Lưu ý: Ở bước này nếu cài đặt báo lỗi  Internal Error, thì bạn cần kiểm tra lại xem 2 tên miền đã được trỏ về IP máy chủ Nginx Proxy Manager chưa nhé.

Nhấn Save khi hoàn tất thiết lập.

Cài đặt thành công kết quả sẽ như hình bên dưới

Bây giờ mình sẽ truy cập demo1.azdigi.space để kiểm tra. Và như hình dưới đây, mình đã truy cập trực tiếp vào được Odoo (trên máy chủ 45.252.249.193:8069) từ tên miền demo1.azdigi.space.

  • Tạo Proxy Host với tên miền demo2.azdigi.space 

Để tạo mới Proxy Host, bạn nhấn vào Add Proxy Host

Ở phần này các bạn lưu ý các thông tin sau:

  • Domain Names * : Nhập tên miền cần cấu hình , ở đây mình điền là demo2.azdigi.space
  • Forward Hostname / IP *: Nhập IP/Hostname của dịch vụ đích cần chuyển tiếp tới.
  • Forward Port * : Điền Port của dịch vụ đích, ở đây dịch vụ đích đang chạy WordPress với tên sitewp.tk và sử dụng https, nên mình điền Port là 443
  • Tick chọn vào Cache Assets & Block Common Exploits

Ở tab SSL, các bạn cũng chọn tương tự như hình thiết lập ở demo1.

Cài đặt thành công kết quả sẽ như hình bên dưới.

Bây giờ mình sẽ truy cập demo2.azdigi.space để kiểm tra. Và như hình dưới đây, mình đã truy cập trực tiếp vào được WordPress (của website https://sitewp.tk) từ tên miền demo2.azdigi.space.

Ở trên là bài hướng cấu hình Nginx Proxy Manager với ví dụ thực tế để các bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn và cách thức sử dụng WebUI của Nginx Proxy Manager . Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn, và chúc các bạn thực hiện thành công.

Các bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn sử dụng khác tại link bên dưới:

Nếu các bạn cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ theo các cách bên dưới:

Bình chọn lsvr_kba